IN LỤA LÀ GÌ?
Đây là câu hỏi của đa số khách hàng khi làm đồng phục. Hôm nay xưởng sẽ dành ra 1 bài để mô tả đầy đủ với cái tên “in lụa”.
In lụa còn được gọi là in lưới là một phương pháp in ấn được sử dụng rất nhiều trong ngành may mặc. Sở dĩ có tên in lụa là do khi mới hình thành bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa, sau đó khuôn in được thay thế bằng lưới kim loại nền còn có tên gọi là in lưới.
Dựa vào các đặc điểm người ta có thể phân loại in lụa theo các cách:
CĂN CỨ VÀO CÁCH THỨC SỬ DỤNG KHUÔN IN CÓ:
- In áo đồng phục trên bàn in thủ công.
- In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác.
- In lụa trên máy in tự động.
CĂN CỨ VÀO HÌNH DẠNG KHUÔN IN CÓ:
- In dùng khuôn lưới phẳng.
- In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay.
CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG PHÁP IN CÓ:
- In trực tiếp: In trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc những màu nền nhạt chúng không ảnh hưởng đến màu in.
- In phá gắn: In trên sản phẩm có nền màu nhưng mực in phải đảm bảo phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm.
- In dự phòng: In trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được.
NGUYÊN LÝ IN LỤA
In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in (một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in) và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ. Ban đầu chúng được in thủ công nhưng sau đó do công nghệ phát triển nên được tự động hóa bằng máy móc.
Kỹ thuật này được áp dụng trên rất nhiều vật liệu cần in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, một số sản phẩm được làm từ kim loại, mica, gỗ hay giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm tiêu dùng hành ngày đặc biệt là các sản phẩm được đưa ra thị trường để kinh doanh.
Great content! Super high-quality! Keep it up! 🙂